NHỮNG DƯỠNG CHẤT CẦN THIẾT CHO NÃO BỘ

      Với trọng lượng 1/50 trọng lượng cơ thể, nhưng mỗi ngày não cần tới 400 calo, tương đương với 1/5 tổng số năng lượng mà người bình thường cần trong một ngày. Bộ não không chỉ là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người mà còn là cơ quan phức tạp nhất.
Vì vậy, cần bổ sung những dưỡng chất tốt nhất cho não bộ:
1. Chất béo thiết yếu (omega-3 và omega-6) được ví như những “kiến trúc sư” xây dựng “trí thông minh” . Đây là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào. Não còn cần chất béo bão hòa và cholesterol, thường có sẵn trong nhiều thực phẩm. Riêng omega-3 và omega-6 thì dễ thiếu do cơ thể không tự tổng hợp được.

2. Đường Glucose: là nhiên liệu cho não hoạt động. Để não hoạt động tốt thì lượng đường trong máu cần ổn định (không nên quá thấp hay quá cao). Do đó, nên hạn chế các loại đường hấp thu nhanh vào máu như đường tinh (nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức uống có đường) vì sẽ làm đường huyết tăng nhanh và sau đó sẽ giảm nhanh.
    Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai, rau cũ sẽ tốt hơn đường tinh vì hấp thu vào máu từ từ giúp lượng đường trong máu ổn định và duy trì kéo dài. Đường từ trái cây cũng hấp thu vào máu nhanh nhưng do cần thời gian chuyển hóa từ fructose sang glucose nên làm chậm tác dụng lên cơ thể.
    Hơn nữa, trái cây có chất xơ nên cũng không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn như đường tinh.
3. Axit amin được ví như “tiếng nói” của não và cảm xúc, là thành phần tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh (chất mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác). Những acid amin này có nhiều trong thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, đậu phụ và các loại đậu khác.

4. Vitamin và khoáng chất giúp chuyển glucose thành năng lượng, acid amin thành chất dẫn truyền thần kinh, chất béo thiết yếu đơn giản thành dạng phức tạp hơn.
     Đặc biệt là các vitamin nhóm B như B1, B3, B5, B6, B12 (có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau), vitamin C (có trong rau & trái cây), acid folic (có trong rau lá xanh đậm), Magie (có trong rau xanh thẫm & các loại hạt), man-gan (có trong các loại hạt, trái cây, trà) và kẽm (có trong hào, ngao, cá và các loại hạt).

    Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng giúp tránh sự thoái hóa chức năng não do tuổi già. Kết quả nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho biết, phụ nữ trung niên ăn nhiều rau có lá xanh thẫm sẽ giúp duy trì khả năng suy nghĩ tốt hơn cho tới độ tuổi 70. Trong rau lá xanh thẫm có chứa nhiều vitamin B.
  Vitamin B1: Là chất không thể thiếu cho sự phát triển của não và khả năng tư duy của con người.
  Vitamin B6: cần cho sự duy trì các chức năng bình thường của não, giúp điều hòa sự sản sinh chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát giấc ngủ, cảm xúc. Vitamin này có nhiều trong thịt, cá, gan, quả hạch, đậu, chuối, quả bơ, lúa mì.

    Vitamin B12: Nếu thiếu vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu, làm cho não không lấy được oxy và các chất dinh dưỡng. Vitamin B12 không chỉ nạp năng lượng cho bộ não của bạn, trên thực tế nó còn gia tăng kích thước của bộ não. Khi bạn càng lớn tuổi, não của bạn sẽ nhỏ hơn và vitamin B12 sẽ giúp bạn chống lại điều này.
    Vitamin C: giúp não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Não cũng có một cơ chế để rút vitamin C về não nhiều hơn khi có nhu cầu.

    Axit folic: dường như có ảnh hưởng tới chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, và khi thiếu dễ làm tinh thần buồn bã. Chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh thẫm, hạt đậu, cám lúa mì, thịt lợn, thịt gà, tôm, cá, cua, sò, hến.
    Canxi: cần thiết cho sự thu nhận, dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Canxi có nhiều trong sữa, sữa chua, phomat, cá, tôm, trứng, đậu nành, hạt ngũ cốc.
    Kali: cần cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh và có nhiều trong cam, chuối, khoai tây, quả khô, sữa.
    Sắt: cần thiết cho sức khỏe tế bào thần kinh và cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Thiếu sắt thì tính tình thường trở nên cáu bẳn, kém linh lợi. Sắt có nhiều trong gan, bầu dục, thịt lợn, thịt bò, gà, cá và rau lá xanh thẫm...
   Selen: là một chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư, trì hoãn quá trình lão hóa. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu selen có thể là nguy cơ dẫn tới hội chứng chậm phát triển trí não (hội chứng Down). Selen có nhiều trong cá, sò, hến, thịt động vật, ngũ cốc, trứng, tỏi, gan động vật. Rau và trái cây chứa rất ít selen.
5. Phospholipid: là người bạn tốt nhất của trí nhớ, là chất béo tạo nên sự “thông minh” của não, giúp tạo chất myelin bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sự truyền các tín hiệu một cách trơn tru trong não. Mặc dù cơ thể c ó thể tự tạo phospholipid nhưng chế độ ăn có thêm chất này vẫn tốt hơn. Phospholipid có nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng.

Lời khuyên tốt cho não bộ:    Hạn chế hoặc loại bỏ những chất có hại cho não như các chất béo chuyển hóa (transfatty acid), rượu, thuốc lá.
   Tăng cường tiêu thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bằng cách ăn xen kẽ các thực phẩm mà não cần.
   Cân bằng giữa ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrat (chất bột), chất béo và chất đạm để não có thể làm việc hiệu quả ban ngày và nghỉ ngơi thoải mái ban đêm.
-----------------------------------------------------
❣️❣️Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Trụ sở Hà Nội: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
website: thanhtrangpharma.com - litho-plus.com
Văn phòng chi nhánh Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
☎️ Hotline: 0866.448.139

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ginkgo - Tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ

TÌM HIỂU VỀ BỆN RỐI LAONJ TIỀN ĐÌNH VÀ NHỮNG CÁCH PHÒNG CHỐNG CHỮA TRỊ

5 chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bộ não