Có 4 dấu hiệu này khả năng mắc rối loạn tiền đình đến 90%

Rối loạn tiền đình có những biểu hiện rất rõ ràng do đó người bệnh có thể xác định được qua những dấu hiệu của cơ thể để nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu điển hình của rối loạn tiền đình

Người mắc rối loạn tiền đình thường có những biểu hiện chính như sau:

1. Chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng đầu tiên gặp ở bệnh rối loạn tiền đình. Khi bị chóng mặt người bệnh sẽ có cảm giác mọi vật xung quanh bị chao đảo. Đứng lên ngồi xuống vô cùng khó khăn. Người bệnh thường cố đứng dậy nhưng bị mất thăng bằng, dễ bị ngã. Nếu bị nặng bạn có thể chỉ nằm một chỗ, không ngồi dậy nổi.

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi người bệnh nằm nghỉ ngơi một thời gian. Chóng mặt thường đi kèm với tình trạng nôn ói, đổ mồ hôi, mắt mờ, nhòe khiến người bệnh hầu như không thể xa được chiếc giường của mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt là do hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.


2. Mất thăng bằng

Người bệnh đi đứng không vững, phải bấu víu vào một vật gì đó mới có thể đứng được. Cảm giác người lâng lâng như người say rượu. Sở dĩ gặp phải hiện tượng này là do toàn bộ vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp, tiểu não bị tắc nghẽn gây nên.

3. Mất ngủ

Mất ngủ cũng là 1 dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình. Mất ngủ khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, không tập trung làm việc được.

Người bệnh có cảm giác chao đảo

4. Bị ngất xỉu

Người bệnh nếu không được xử lý các dấu hiệu trên và chữa trị kịp thời có thể gặp phải hiện tượng mất ý thức hoặc ngất xỉu. Nguyên nhân là do giảm lượng máu lưu thông lên não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim gây nên.

Phân loại rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại:

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

Khi thay đổi tư thế sẽ bị chóng mặt, bệnh thuộc dạng lành tính. Nó làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt tuy mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Các cơn chóng mặt chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ, khi bạn thay đổi tư thế như lắc đầu, từ nằm sang ngồi, đứng lên khi ngồi.

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường là do tổn thương phần tai trong gây nên. Hoặc bệnh có thể do dây thần kinh tiền đình: viêm tai xương chũm mạn tính, nhiễm độc thuốc gây tổn thương tiền đình như các thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu,…

2. Rối loạn tiền đình trung ương

Thường gặp nhất với những biểu hiện giống người bị thiểu năng tuần hoàn não, đi đứng khó khăn, hay bị choáng váng khi thay đổi tư thế, chóng mặt, mất tập trung, hay đãng trí, thỉnh thoảng kèm theo 

nôn ói.
Mất ngủ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình hay đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Nguyên nhân của sự tổn thương này có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu, xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế.

Khi bạn nhận thấy mình có những triệu chứng như đi đứng không vững, chóng mặt, ù tai có thể đã mắc phải căn bệnh rối loạn tiền đình. Để xác định đúng bệnh, điều trị kịp thời, tránh điều trị sai bệnh thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ginkgo - Tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ

TÌM HIỂU VỀ BỆN RỐI LAONJ TIỀN ĐÌNH VÀ NHỮNG CÁCH PHÒNG CHỐNG CHỮA TRỊ

5 chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bộ não