RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ!

Trong một nghiên cứu dịch tễ học gần đây ước tính có tới 35% người Mỹ trưởng thành từ 40 tuổi trở lên (khoảng 69 triệu người) đã và đang mắc chứng rối loạn tiền đình. Mặc dù đây là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại rất khó chẩn đoán chính xác và dễ tái phát trở lại.

Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này cũng như các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng bệnh gây ra tình trạng mất thăng bằng về tư thế. Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận nằm sau ốc tai và bên trong não bộ, có nhiệm vụ duy trì tư thế, dáng bộ, sự cân bằng của cơ thể và đảm bảo mối liên kết, phối hợp cử động giữa mắt, đầu và toàn thân. Bất cứ tổn thương nào tại hệ thống này, đều có thể dẫn đến chứng rối loạn tiền đình với các biểu hiện chính là hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng.



Bất cứ tổn thương nào tại hệ thống tiền đình đều gây rối loạn tiền đình

6 triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn tiền đình


Đa phần người bệnh rối loạn tiền đình sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

- Hoa mắt, chóng mặt: Là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh rối loạn tiền đình gặp phải. Ban đầu có thể chỉ là những cơn chóng mặt thoáng qua nhưng càng về sau, triệu chứng này sẽ tăng nặng hơn cả về tần suất lẫn mức độ.

- Mất cân bằng, mất phương hướng: Người bệnh rối loạn tiền đình khó duy trì tư thế đứng thẳng, thường bị nghiêng sang một bên, có xu hướng chạm hoặc giữ một cái gì đó làm điểm tựa để đứng hoặc ngồi xuống. Họ khá nhạy cảm với những thay đổi về độ cao và gặp nhiều khó khăn khi đi bộ trong bóng tối.

- Rối loạn thị giác: Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, nhạy cảm quá mức với ánh sáng.

- Thay đổi thính giác: Thường bị ù tai, hoặc thỉnh thoảng nghe có tiếng ồn trong tai. Người bệnh khá nhạy cảm với âm thanh, tiếng động lớn đột ngột có thể làm tăng các triệu chứng chóng mặt, mất cân bằng.

- Thay đổi nhận thức, tâm lý: Khó tập trung chú ý, dễ bị phân tâm, hay quên, trí nhớ kém, dễ bị lẫn lộn và mất phương hướng.

Ngoài ra, người bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể gặp một số triệu chứng sau: buồn nôn, nôn, đau tai, nhức đầu… và họ thường dễ bị say sóng, say tàu xe hơn những người khác.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm:


- Nhiễm vi rút, vi khuẩn ở tai.

- Chấn thương sọ não.

- Rối loạn tuần hoàn máu não.

- Người lớn tuổi, phụ nữ thiếu máu sau sinh có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng quá mức.

- Huyết áp thấp, thiếu máu dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não.

- Người bệnh thừa cân, béo phì hoặc quá gầy.

- Mắc một số bệnh lý như: viêm dây thần kinh, viêm tai giữa…
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể diễn ra trong vài ba ngày, nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tháng. Nếu không sớm được phát hiện, điều trị kịp thời, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn, gây nhiều bất tiện, cụ thể như:

- Giảm sự tập trung, chú ý, gây mất hứng thú, chán nản trong công việc.

- Mắt nhìn mờ nhòe, tầm nhìn bị xáo trộn, mất thăng bằng, đứng không vững khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông, làm việc…

- Tê bì chân tay, suy nhược cơ thể kéo dài.

- Rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm, mất tự chủ.

- Ảnh hưởng lên não bộ gây nhiều biến chứng thần kinh, tim mạch, tụt huyết áp nguy hiểm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ginkgo - Tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ

TÌM HIỂU VỀ BỆN RỐI LAONJ TIỀN ĐÌNH VÀ NHỮNG CÁCH PHÒNG CHỐNG CHỮA TRỊ

5 chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bộ não