Rối loạn tiền đình và cách hỗ trợ chữa trị hiệu quả

Rối loạn tiền đình gây “ấn tượng” mạnh bởi một loạt các triệu chứng “dễ sợ” như nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, chệnh choạng, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng…Hội chứng này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là tuổi trung niên, lão niên, phụ nữ tiền mãn kinh, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời còn đe dọa gây ra những biến chứng có hại cho sức khỏe. Tìm hiểu về rối loạn tiền đình qua một số thông tin khái quát trong bài viết sau.

rối loạn tiền đình và cách chữa trị
Rối loạn tiền đình gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, đau đầu…

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH LÀ BỆNH GÌ?

Trước hết cần biết tiền đình là một bộ phận nằm sau ốc tai hai bên, có vai trò điều chỉnh sự thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Chính vì thế khi bị rối loạn tiền đình, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng mất thăng bằng khi thay đổi tư thế dẫn tới các triệu chứng như chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng loạng choạng dễ té ngã.
Rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương dựa trên biểu hiện, nguyên nhân.

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Biểu hiện đặc trưng của dạng rối loạn tiền đình này là chóng mặt khi thay đổi tư thế, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn có thể đi đứng được. Nhìn chung cơn chóng mặt thường thoáng qua, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn khi thay đổi tư thế như lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi.
Tuy nhiên với các trường hợp nặng, cơn chóng mặt lại rất nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thế từ nằm chuyển sang ngồi được. Đặc biệt kèm theo chóng mặt là triệu chứng nôn ói rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Nhiều người còn bị  nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như viêm tai xương chũm mạn tính, do rượu, tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…
rối loạn tiền đình và cách điều trị
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, sụt giảm khả năng lao động. 

Rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương lại có biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, bị choáng váng, sa sẩm mặt mày…khi thay đổi tư thế.
Rối loạn tiền đình trung ương xảy ra khi có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường dây liên hệ của các dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Nguyên nhân dẫn tới các tổn thương này có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch.

AI CÓ NGUY CƠ CAO MẮC RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH?

Theo nghiên cứu và thống kê từ các chuyên gia y tế thì rối loạn tiền đình thường gặp nhất ở người trưởng thành, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng ở những người phải hoạt động trí óc nhiều như dân văn phòng.

BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NÊN LÀM GÌ?

Khi có các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn cách hỗ trợ điều trị phù hợp.
Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, rối loạn tiền đình gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể diễn tiến trong vài ba ngày rồi phục hồi nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này lặp đi lặp lại khiến người bệnh mệt mỏi, suy giảm năng suất làm việc, trầm cảm, suy yếu. Tồi tệ hơn, triệu chứng chóng mặt của rối loạn tiền đình làm tăng nguy cơ té ngã, gây ra tai nạn khi lái xe…
rối loạn tiền đình và cách điều trị
Điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

CÁCH HỖ TRỢĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Mục tiêu của việc hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình là làm giảm các cơn chóng mặt, đau đầu. Phương pháp hỗ trợ điều trị chủ yếu là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc như vậy mới đạt hiệu quả cao và đề phòng tái phát. Không tự ý mua thuốc uống khi chưa thăm khám y tế.
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị  bằng thuốc, người bệnh rối loạn tiền đình cũng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
  • Nghỉ ngơi thư giãn đầy đủ.
  • Dành thời gian tập luyện thường xuyên và nhẹ nhàng. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết các bài tập phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, tránh các chuyển động liên quan đến đầu đột ngột mà có thể dẫn tới chóng mặt, đau đầu.
  • Không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, cay, nóng, thức ăn có chứa nhiều muối.
  • Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá.
  • Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.
  • Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng.
  • Tránh leo trèo cao.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
Để khống chế nhanh những cơn chóng mặt, đau đầu rối loạn tiền đình, người bệnh có thể tham khảo cách sau: nằm nghỉ nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh; chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa; buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải uống bù nước hoặc/và dung dịch điện giải; dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ginkgo - Tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ

TÌM HIỂU VỀ BỆN RỐI LAONJ TIỀN ĐÌNH VÀ NHỮNG CÁCH PHÒNG CHỐNG CHỮA TRỊ

5 chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bộ não