Điều trị và cách phòng chống rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình nằm ở phần mê đạo thuộc tai trong, tại đây có ba vòng bán khuyên nằm theo ba chiều trong không gian. Hệ thống tiền đình có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng, duy trì tư thế, phối hợp các cử động của mắt, đầu, thân mình. Khi bị rối loạn tiền đình sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh mà là một hội chứng, báo hiệu nguy cơ của một bệnh lý nào đó với các biểu hiện như mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, chóng mặt.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình như: các bệnh lý về tai mũi họng, thiếu máu não, nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não, căng thẳng quá mức, sử dụng rượu bia hay chất kích thích quá mức…

Để biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng là gì, các bác sĩ sẽ chỉ đỉnh thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán như: điện não đồ, chụp Xquang, chụp cắt lớp CT Scan, chụp cộng hưởng từ (MRI),siêu âm dopler động mạch cổ.

Biểu hiện

Khi mắc rối loạn tiền đình bệnh nhân thường có mô tả chung chung, mơ hồ về mức độ nặng, nhẹ, thời gian mắc bệnh... Một số than phiền thường gặp là mất thăng bằng, đi không vững, cảm giác chóng mặt, mọi vật chung quanh đang quay hay di động; đầu lâng lâng, muốn ngã, xỉu, yếu, mệt, kém tập trung; mắt mờ khi quay cổ hay cử động đầu, buồn nôn, ói mửa… Các triệu chứng bất thường trong thời gian ngắn hoặc lâu hơn.

Dựa vào vị trí tổn thương của hệ tiền đình, người ta chia làm hai loại: rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.

Đặc điểm lâm sàngTiền đình trung ươngTiền đình ngoại biên
Vị trí tổn thươngNhân tiền đình, đường liên hệ trong thân nãoTai trong, dây thần kinh tiền đình
Chóng mặtThời gianThường xuyênTừng đợt, động ngột
Tính chấtCảm giác bồng bềnh, chóng mặtCảm giác xoay tròn hay đồ đạc quay xung quanh mình
Cường độVừa phảiRất mạnh
Rung giật nhãn cầuTheo chiều dọcTheo chiều ngang hoặc xoay
Các triệu chứng khác  Tổn thương mắt phối hợpCó thể liệt nhìnKhông
Ù tai, giảm thính lựcHiếmThường gặp
 Đau đầu CóKhông
Nôn óiThi thoảngThường xuyên, kéo dài
Tiến triểnChậm, lâu khỏiThoái lui nhanh
Điều trị và phòng tránh rối loạn tiền đình

Điều trị

Rối loạn tiền đình là một hội chứng, không phải là một bệnh lý nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này để điều trị căn nguyên.

Trong mọi trường hợp, khi xảy ra chóng mặt cấp tính, triệu chứng hay gặp của hội chứng tiền đình cần phải điều trị triệu chứng vì cho dù các cơn chóng mặt có thể tự khỏi nhưng bệnh nhân rất khó chịu và sợ hãi vì các triệu chứng này.

Việc dùng thuốc cần phải được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc thường dùng cho bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình như: nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt, chống nôn nhưng có tác dụng phụ gây buồn ngủ; nhóm thuốc ức chế giảm lo lắng, an thần; thuốc điều trị, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não.

Phòng tránh

Để phòng rối loạn tiền đình cần: thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính, thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy, uống đủ nước 2 lít/ngày, tránh để quá khát mới uống nước.

Đối với người bị rối loạn tiền đình phải thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt, không hút thuốc lá...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ginkgo - Tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ

TÌM HIỂU VỀ BỆN RỐI LAONJ TIỀN ĐÌNH VÀ NHỮNG CÁCH PHÒNG CHỐNG CHỮA TRỊ

5 chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bộ não